in ,

Việt Nam sửa luật, giới hạn số tiền môi giới thực tập sinh phải trả để đi Nhật

Việt Nam hiện đang sửa đổi luật để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho thực tập sinh trước khi xuất cảnh.

Theo thông tin vào ngày 30/1, Việt Nam hiện đang sửa đổi luật để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho thực tập sinh trước khi xuất cảnh.

Việt Nam là quốc gia có số lượng người lao động, đặc biệt là thực tập sinh sang Nhật Bản tương đối lớn. Tuy nhiên vấn nạn về việc một tts phải gánh chi phí quá lớn khi đặt chân đến Nhật thường dẫn đến hiện tượng bỏ trốn hay mất tích, đang trở thành mối lo ngại đối với sự hợp tác của 2 bên.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam hiện đang sửa đổi luật để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho thực tập sinh trước khi xuất cảnh. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra xem những sửa đổi này có thực sự liên quan tới việc giảm thiểu gánh nặng cho thực tập sinh hay không.

Theo kết quả khảo sát hơn 2.100 thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản năm 2022, thực tập sinh người Việt phải trả khoảng 65 – 120 man yên/người (120-220 triệu VND) cho công ty phái cử trong nước. Như vậy, thực tập sinh Việt Nam phải trả nhiều nhất trong số các nước có tts đến Nhật. Trong đó có đến 80% phải vay mượn.

Với chế độ thực tập sinh, “nghiệp đoàn” sẽ là trung gian tiếp nhận, đào tạo và hỗ trợ thực tập sinh sau xuất cảnh và hỗ trợ các doanh nghiệp tại Nhật. Nghiệp đoàn thu phí quản lý từ các doanh nghiệp khoảng 25.000~30.000 yên/ tháng (4,5-5,5 triệu VND) và sẽ trích khoảng 5.000 yên để trả cho cơ quan phái cử.

Việt Nam quy định số tiền mà thực tập sinh phải trả cho cơ quan phái cử tối đa là 410.000 yên (~70 triệu VND) cho hợp đồng lao động 3 năm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp số tiền phải trả vượt quá quy định rất nhiều. Cũng có trường hợp cơ quan phái cử sử dụng số tiền đó để hối lộ nghiệp đoàn và doanh nghiệp tiếp nhận.

Luật sửa đổi năm 2022 quy định nếu thực tập sinh có hợp đồng lao động hơn 3 năm thì chi phí quản lý sẽ được lấy từ tiền lương của thực tập sinh, từ 5.000 yên trở lên và tối đa là 3 tháng lương, đã bao gồm phí quản lý mà nghiệp đoàn trả cho cơ quan phái cử mỗi tháng.

Trả lời báo chí sau cuộc họp của Ủy ban đặc biệt về lao động nước ngoài hôm 30/1, Tổng thư ký Sasagawa Hiroyoshi cho biết “Phía Việt Nam đang sửa đổi nên chúng tôi chưa nắm rõ được tình hình” và sẽ tiến hành điều tra thêm.

Trong năm 2023, Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi đang có kế hoạch điều tra về tình hình thu phí và giao dịch tài chính đối với các cơ quan phái cử cũng như các quốc gia phái cử thực tập sinh.

Nguồn: Shinnomainichi Shinbun

Written by TAIHEN.VN

What do you think?

Nổi tiếng cực kì khắt khe trong công việc nhưng người Nhật cũng có lúc phạm sai lầm

Mie: Bắt 3 thanh niên Việt bị bắt vì làm mại dâm cho các quý cô tại Nhật