Ngày 14/11/2022, một nhóm nghiên cứu tại Đại học RIKEN và Đại học Kyoto đã thành công trong việc đưa chuột vào trạng thái ngủ đông nhân tạo hay còn có tên khác là “ngủ lạnh” trong quá trình phẫu thuật tim mạch trên chuột.
Nghiên cứu về ngủ đông trên các loài động vật có chu kì ngủ đông như gấu bắc cực đã diễn ra từ thế kỷ 16 đến nay và chưa có đột phá nào. Động vật có vú tồn tại trong các môi trường “nghèo” dinh dưỡng buộc phải tiến vào trạng thái “tiết kiệm năng lượng”, tuy nhiên cơ chế này vẫn chưa được các nhà khoa học hiểu rõ. Rất tiếc, cơ thể con người không thể “ngủ đông”, vì chỉ cần nhiệt độ cơ thể thay đổi 1 đến 2 độ so với bình thường, lập tức hoạt động sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề thậm chí dẫn đến tử vong.
May mắn thay, nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cơ chế hoạt động của các tế bào có tên “dây thần kinh Q” trong não chuột. Bằng cách kích thích nhân tạo vào nhóm các tế bào thần kinh Q trong não bộ, chúng ta có thể kiểm soát được nhiệt độ cơ thể và giấc ngủ của chuột. Và khi ngừng thuốc, các con chuột vẫn trở lại trạng thái sống bình thường sau một tuần ngủ đông. Nghiên cứu này tiết lộ khả năng chúng ta có thể tạo sự ngủ đông nhân tạo trên các loài động vật không ngủ đông và từ đó có thể ứng dụng trên cơ thể con người.
Nếu thành công tạo được giấc ngủ đông trên con người, thì lĩnh vực phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật tim mạch sẽ có những bước đột phá cực lớn, giúp đem lại sự sống cho nhiều bệnh nhân hơn. Ngoài ra, con người sẽ có thể đi xa hơn trong việc thám hiểm không gian vũ trụ, cụ thể là có thể đặt chân lên Sao Hoả khi cho các nhà phi hành gia “ngủ đông” trên suốt quãng thời gian “bay”.
Nguồn: Science Portal