Như TAIHEN đã từng đưa tin, do thiếu thốn nhân lực toàn diện từ cấp cao cho đến lao động phổ thông, chính phủ Nhật thời gian qua đang gấp rút bàn bạc nhằm thay đổi chế độ visa để thu hút nhân tài và lao động từ nước ngoài đến Nhật.
Trong một bài viết trên trang Nikkei gần đây, chính sách này đã được đem ra mổ xẻ. Cụ thể có 2 ý như sau:
1. Sinh viên mới tốt nghiệp tại 100 trường đại học hàng đầu thế giới, có thể đến Nhật lưu trú trong 2 năm (hiện tại là 90 ngày), được làm thêm và đưa gia đình cùng đến nếu muốn.
2.Visa ‘Nhân lực chất lượng cao’ sẽ được cấp cho những người thu nhập 2000 man yên/năm và có bằng thạc sỹ trở lên, hoặc không có nhưng đã đi làm 10 năm. Nếu là chủ doanh nghiệp sẽ cần có ít nhất 5 năm làm việc và thu nhập 4000 man yên/năm.
Chính sách này nhìn qua thì có vẻ xịn xò, cầu thị. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ một chút, thì lại thấy … sai sai.
Ví dụ, với chế độ visa tìm việc cho dhs, những sinh viên mà đã tốt nghiệp đại học trong top 100 thế giới, thì phần lớn là đang tiếp xúc các môi trường có điều kiện làm việc cực tốt. Hơn nữa, cũng không thiếu gì lời mời từ các doanh nghiệp xịn ở Âu Mỹ, việc gì phải “vật vờ” tìm việc ở Nhật tận 2 năm.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Nhật vẫn đang làm rất tốt mảng marketing văn hóa, con người. Sẽ có bạn cần visa này với mục đích “trải nghiệm”. Nhưng quay lại vấn đề cũ, trải nghiệm xong ở lại làm việc trong môi trường mà lương gần như 30 năm không nhúc nhích thì …
Thứ hai, nếu đem những điều kiện được nói là để “nới lỏng” visa nhân lực chất lượng cao, (nào là thu nhập 2000 man, đi làm 5-10 năm…), thì chiếu theo hệ thống tính điểm hiện tại cũng thuận lợi để đủ điều kiện lấy loại visa này. Chứ cũng không cần cải cách gì cả.
Nguồn: Nikkei