Ngày 13/10, tỷ giá hối đoái đồng yên tạm thời tiếp cận mức 147 yên so với đồng đô la, giảm giá so với mức trước khi chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản can thiệp vào ngoại hối vào tháng 9.
Trước đó ngày 12, tỷ giá yên trên thị trường ngoại hối Tokyo đã chạm mốc 146 yên đổi với đô la Mỹ sau 9h sáng, cảnh báo mức mất giá của đồng yên thấp nhất trong khoảng 24 năm.
Ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng lãi suất sẽ tiếp tục được nâng lên đáng kể ở Hoa Kỳ, và phong trào bán đồng yên đang lan rộng với dự đoán chênh lệch lãi suất ngày càng gia tăng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tình hình Ukraine ngày càng căng thẳng cũng đang thúc đẩy phong trào mua đồng USD, vốn được cho là diễn ra mạnh mẽ trong những trường hợp khẩn cấp.
Vào ngày 22 tháng 9, chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã can thiệp để bán đồng đô la và mua đồng yên, đồng yên tạm thời tăng giá lên mức 140 yên, nhưng sau đó đảo chiều và mất giá so với mức trước khi can thiệp trong khoảng ba tuần.
Trong khi một số người tham gia thị trường cho rằng đồng yên tiếp tục giảm giá bất chấp sự can thiệp, thì một số khác lại cho rằng “Nếu đồng yên tiếp tục giảm giá đồng loạt, thì một đợt can thiệp khác là hoàn toàn có thể xảy ra.” Liệu Nhật Bản sẽ tiếp tục can thiệp mua vào đồng yên.
Trong bối cảnh đó, tại G20 (Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương) được tổ chức ở Washington, Bộ trưởng Tài chính Suzuki sẽ giải thích quan điểm của Nhật Bản về can thiệp ngoại hối đối với các nước khác.
Trước tình hình đồng yên cứ lao dốc, BOJ vẫn không hề có động thái sẽ tăng lãi suất.
Nguồn: Yahoo News