Theo nhà kinh tế học Nagahama Toshihiro, mức lương hiện tại của Nhật Bản đang thấp nhất trong số những quốc gia G7. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng lương và giá vẫn thấp? Và “căn bệnh” của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
Vấn đề này cần phải đi ngược lại thời điểm nền kinh tế “bong bóng” Nhật Bản sụp đổ, kéo theo toàn bộ thị trường Nhật bước vào kỷ nguyên thu nhập thấp, giá cả thấp, lãi suất thấp và tăng trưởng cũng thấp. “Bong bóng” kinh tế nghĩa là giá trị tài sản cố định như cổ phiếu, đất đai tăng quá mức, cao hơn giá trị thực tế bản thân tài sản đó.
Ví dụ đơn giản như bạn thế chấp một mảnh đất để vay tiền, số tiền vay được có thể nhiều hơn giá trị mảnh đất đó đem lại. Khi “bong bóng” bất động sản của Nhật Bản vỡ, giá trị mảnh đất đó sẽ giảm xuống nhưng số tiền bạn vay lại không thay đổi do đó sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản và tạo ra nợ xấu. Và nợ xấu chính là lực cản to lớn nhất đối với nền kinh tế hiện nay của Nhật.
Động lực to lớn để thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản đó là đồng yên bạn kiếm được phải phục vụ cho nhu cầu mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ, điều này sẽ là đòn bẩy giúp việc luân chuyển dòng tiền trong nền kinh tế Nhật trở lên nhanh chóng, thuận tiện từ đó tạo ra tăng trưởng.
Tuy nhiên, nợ xấu dẫn đến tiền bạn làm ra lại phải dành để thanh toán các khoản vay, không dùng được cho chi tiêu hàng hoá, dịch vụ dẫn đến tiêu dùng chậm chạp kéo theo giá trị tiền lương thực tế sẽ không tăng và mọi người lại càng hạn chế chi tiêu. Vòng tròn luẩn quẩn này dẫn đến giảm phát và khiến cho kinh tế Nhật Bản trở lên ì ạch.
Các nhà kinh tế học Nhật còn dự đoán năm sau 2023, kinh tế Nhật Bản sẽ rơi vào vòng xoáy tăng trưởng âm dẫn đến đồng Yên Nhật sẽ mất giá thêm.
Nguồn: Yahoo News