Mới đây, một nghiên cứu do 2 giáo sư người Nhật là Shuji Ogino và Tomotaka Ugai từ trường ĐH Y khoa Harvard (Anh) thực hiện đã chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi mắc ung thư đã tăng ’đột biến’ trong vòng 30 năm qua. Nghiên cứu khảo sát 14 loại ung thư khác nhau, gồm ung thư vú, đại tràng, thực quản, thận, gan, tuyến tụy…v.v. và cho biết tỉ lệ mắc các loại ung thư này tăng mạnh mẽ từ những năm 1990.
Mặc dù thừa nhận rằng sự tiến bộ của y khoa đã giúp ung thư sớm được phát hiện hơn trước, tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn cảnh báo sự thay đổi lối sống của con người mới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này.
Các nguy cơ chính bao gồm rượu bia, thuốc lá, tình trạng thiếu ngủ, béo phì và việc tiêu thụ nhiều thức ăn chế biến sẵn. Trong đó, thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh trong ruột. Sự thay đổi chế độ ăn sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ thể, và cuối cùng là dẫn tới những bệnh tật nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng tỉ lệ mắc ung thư đang tăng dần theo từng thế hệ. Nghĩa là người sinh ở thập kỷ sau sẽ có nguy cơ cao hơn thế hệ trước vì thời gian phơi nhiễm với các yếu tố gây ung thư dài hơn. Bên cạnh đó, trẻ em ngày nay có thời gian ngủ ngắn hơn rất nhiều so với các thập kỉ trước.
Theo WHO, ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 thế giới (2020). Cứ 6 người chết thì 1 trong đó là do bệnh ung thư gây nên.
Nguồn: Yahoo news