QR Code được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng.
QR Code là viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone.
Hiện tại đa phần các mẫu điện thoại di động điều được cài đặt sẵn ứng dụng đọc mã QR.
Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý.
Mã QR khác mã vạch truyền thống ra sao?
Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp . Mã QR có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.
Mã QR đã và đang đi vào đời sống hiện đại, nó hiện diện ở khắp nơi, từ những cao ốc lớn đến những namecard trao tay, thiệp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo.
Nguồn: Yahoo News