“Otaku” là một khái niệm bị hiểu và dùng sai rất nhiều không chỉ ở phương Tây mà các nước Đông Á cùng Đông Nam Á, nơi mà “văn hóa Otaku” cắm rễ sâu trong tiềm thức cũng nhầm lẫn. Từ “Otaku” chỉ đơn giản nghĩa là “Fan bự chảng của một cái gì đó” mà thôi.
Nếu như bạn rất yêu thích bóng đá, bạn có thể được gọi là “Football Otaku”, “Otaku of Idol” ám chỉ đến những Fan của các ca sĩ Nhật Bản. Thậm chí, đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki của Ghibil cũng đã từng gọi bản thân “Car Otaku” nghĩa là một người rất đam mê xe hơi.
Thuật ngữ “Otaku” có thể được sử dụng như một từ mi/ệt th/ị và tính ti/êu cực của nó đến từ quan điểm rập khuôn coi Otaku là những kẻ bị xã hội coi thường và do phương tiện truyền thông đưa ra để nói về Tsutomu Miyazaki, người được mệnh danh là “Kẻ hủ/y di/ệt Otaku” vào năm 1989.
Theo các nghiên cứu được xuất bản vào năm 2013, thuật ngữ này đã trở nên ít tiêu cực hơn, với ngày càng nhiều người tự nhận mình là Otaku, cả ở Nhật Bản và nước ngoài. Trong số 137.734 thanh thiếu niên được khảo sát tại Nhật Bản vào năm 2013, 42,2% tự nhận mình là một kiểu Otaku.
Vậy kiểu Otaku nào là phổ biến nhất? Viện nghiên cứu Yano đã tiến hành một khảo sát chuyên sâu, họ ước tính số lượng các kiể Otaku khác nhau ở Nhật Bản, kết quả khá dễ đoán, với 6,85 triệu “Otaku Anime” ở vị trí đầu tiên; sau đó là 6,48 triệu “Otaku Manga” ở vị trí thứ hai ; sau đó là 4,54 triệu “Otaku Game” ở vị trí thứ ba ; và cuối cùng là 3,61 triệu “Otaku Idol” ở vị trí thứ tư.
Ngoài ra, một khảo sát bổ sung cho cả nam giới và nữ giới từ độ tuổi 15 – 69 cho ra kết quả rất đa dạng. Tất cả 26 kiểu Otaku được đúc kết ở rất nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau.
Nguồn: Yano Research Institute