Nhật Bản xác định Việt Nam là điểm đến quan trọng, tiềm năng cho thực phẩm xuất khẩu và đã thiết lập một nền tảng xuất khẩu chuyên biệt trong nước để hỗ trợ các doanh nghiệp nước này.
Nhật Bản hy vọng sẽ đạt được mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này lên 2.000 tỷ yen (khoảng 14,4 tỷ USD) vào năm 2025 và 5.000 tỷ yen (36,1 tỷ USD) vào năm 2030
Gần đây, Nhật Bản đã công bố một bộ hướng dẫn mở rộng và xuất khẩu quốc gia để giúp các công ty thực phẩm và đồ uống nước này mở rộng khả năng tiếp cận ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đạt được “sự mở rộng thực sự ra nước ngoài” bằng cách tiến hành sản xuất và kinh doanh ở nước ngoài.
Hồ Chí Minh (Việt Nam) – một điểm đến xuất khẩu quan trọng cho thực phẩm cũng như các sản phẩm nông, lâm và thủy sản của Nhật Bản.
Ngoài việc thúc đẩy khối lượng xuất khẩu, Nhật Bản cũng hy vọng cải thiện giá trị hàng xuất khẩu của mình.
Mặt khác, MAFF đang tìm cách cải thiện hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là đồ uống có cồn hữu cơ, bởi vì, những sản phẩm này vừa nhận được giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng bổ sung theo hệ thống Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS).
Vì vậy, MAFF hy vọng là các cuộc đàm phán với các thị trường nhập khẩu rượu lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về việc công nhận giấy chứng nhận hữu cơ sẽ diễn ra càng nhanh, càng tốt để đẩy mạnh xuất khẩu.
Nguồn: NHK News