in ,

Bây giờ ở Nhật Bản, bạn sẽ không còn bị phán xét khi nhận là Fan Anime

Tờ Eiga Nhật Bản nhận định, sự áp đảo của Anime lên nền điện ảnh nước nhà đang tác động lớn tới hiệu ứng MXH, những phán xét tiêu cực đối với Fan Anime đã gần như tiêu tan.

Tờ Eiga Nhật Bản nhận định, sự áp đảo của Anime lên nền điện ảnh nước nhà đang tác động lớn tới hiệu ứng MXH, nâng cao chất lượng chiếu rạp và đặc biệt, những phán xét tiêu cực đối với Fan Anime đã gần như tiêu tan.

Dẫn đầu phòng vé năm 2022 đều là các bom tấn Anime và tất cả đều trên cột mốc ‘vàng son’ 10 tỷ Yên. “Suzume no Tojimari” của đạo diễn ‘phù thủy’ Makoto Shinkai cũng đã nhanh chóng kiếm được gần 7 tỷ Yên chỉ sau hơn 2 tuần công chiếu.

Hơn 100 năm lịch sử điện ảnh Nhật Bản tính đến năm 2020, chỉ có 7 tác phẩm của hai thầy trò Hayao Miyazaki và Makoto Shinkai mới vượt qua mốc 10 tỷ Yên. Nhưng chỉ trong 3 năm nay, đã gần 10 tác phẩm đạt được thành tựu này. Mở đầu từ cú siêu hit “Demon Slayer the Movie: Mugen Train” (hơn 40 tỷ Yên) cho đến “Evangelion: 3.0+1.0 Thrice Upon a Time” (10.28 tỷ Yên) tiếp đó là “Jujutsu Kaisen 0”, “One Piece Red”,…

Các tác phẩm người đóng (Live-action) cũng chỉ có 3 tác phẩm mà thôi. Từ tỷ lệ 7/100 nay chúng ta đã có 4/1, đó là sự bất thường tích cực.

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) từ “Demon Slayer the Movie: Mugen Train” đã khiến ít nhất 1 trong 3 người Nhật chạy ra rạp hoặc tìm hiểu về nó thông qua bạn bè người thân, Internet.

Fan Anime ở Nhật Bản đang được nhìn nhận bớt tiêu cực hơn so với những năm trước 2010, ít nhất là đối với dư luận và các định kiến xã hội nói chung. Trái lại, khi càng nhiều người tiếp cận với Anime thì sự độc hại ngày một tăng mạnh mẽ. Twitter, nơi tập trung đa số những cuộc tranh cãi về các nội dung liên quan đến Anime, luôn xuất hiện những chỉ trích không đáng có hoặc rất khó hiểu đối với những người bình thường.

Nguồn: Eiga

Written by TAIHEN.VN

What do you think?

BOJ lỗ hơn 800 tỷ yên do duy trì chính sách lãi suất thấp

Docomo tung chiến dịch mới vào đầu tháng 12 sắp tới