Mức lương không tăng trong suốt 30 năm cùng với đồng yên suy giảm khiến ngay cả những lao động nước ngoài trình độ thấp cũng chẳng còn mặn mà với Nhật Bản.
Hãng Fujiya-Nhật Bản là doanh nghiệp lâu đời chuyên sản xuất máy cắt. Thế nhưng để duy trì công ty này là một nhóm 8 TTS Việt Nam đi theo chương trình (TITP) của chính phủ Nhật Bản.
Tờ Nikkei Asian Review cho biết Fujiya chỉ là một trong số nhiều doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng phải phụ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài để tồn tại. Số lượng thực tập sinh không phải người bản địa cao gấp đôi so với cách đây 10 năm.
Nhật Bản đang đứng trước khó khăn thiếu hụt lao động vì tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Nhận thức được tình hình, chính phủ Nhật Bản đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ, ví dụ như chương trình TITP từ năm 1993 để thu hút lao động tay nghề cao. Bên cạnh đó là những chương trình giảm thuế, nới lỏng visa cùng hàng loạt các chính sách ưu đãi khác.
Thế nhưng, văn hóa lao động khắc nghiệt, làm việc đến ch*t cùng mức lương thấp đang khiến Nhật Bản tụt lại phía sau. Chương trình TITP của Nhật Bản vốn đem lại nguồn nhân lực nước ngoài quan trọng cho nhiều doanh nghiệp như Fujiya thì lại đang trở thành tâm điểm ch* trích khi tạo điều kiện cho nhiều lao động đến Nhật Bản bỏ trốn.
Tờ Nikkei thậm chí nhận định nhiều lao động trình độ thấp ở các nước mới nổi như Việt Nam, nơi mức lương bình quân đã gia tăng nhiều năm qua, cũng bắt đầu giảm hứng thú với Nhật Bản.
Cre: Cafef