Nguồn: Báo Dân Trí
Nguyên nhân và quá trình sụp đổ của Toshiba – Tượng đài công nghệ Nhật Bản
Năm 2015 được xem là năm thảm họa đối với tập đoàn Nhật Bản, khi bê bối suốt nhiều năm của hãng bị phanh phui.
Toshiba từ gã khổng lồ thống trị đến gã khổng lồ bán mình.
Được biết đến như niềm kiêu hãnh của điện tử Nhật Bản khi sáng chế ra Radar năm 1942, máy tính số TAC (1954), máy thu hình bán dẫn và lò vi sóng (1959), điện thoại màn hình màu (1971), máy tính xách tay (1986), đĩa DVD (1995),… Toshiba cũng đồng thời là công ty đi tiên phong trong các công nghệ TV 3D không cần kính, TV độ phân giải Ultra HD (4K).
Năm 2010 đánh dấu thời kỳ đỉnh cao nhất trong suốt lịch sử 145 của Toshiba, với vai trò là công ty máy tính cá nhân lớn thứ năm thế giới về doanh thu (xếp phía sau Hewlett-Packard, Dell, Acer và Lenovo).
Năm 2015 được xem là năm thảm họa đối với tập đoàn Nhật Bản, khi bê bối suốt nhiều năm của hãng bị phanh phui, rằng đã khai man lợi nhuận lên ít nhất 1,2 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2008 – 2014. Vụ bê bối khiến 3 chủ tịch của Toshiba bị sa thải, công ty thua lỗ kỷ lục, buộc phải sa thải hàng loạt nhân viên và bán nhiều mảng kinh doanh.
Khó khăn chồng chất khó khăn, sau khi bế bối gian lận được công bố, đã có nhiều lời đồn đoán cho rằng Toshiba sẽ phải nhận án phạt lên tới hàng tỷ USD.
Vào năm 2018, công ty đã bán 80,1% cổ phần mảng kinh doanh máy tính cho Sharp với giá 36 triệu USD.
Sau nhiều lần bán mình, cuối cùng, Toshiba bán mảng TV – niềm tự hào của điện tử Nhật Bản và cũng là của chính họ cho Hisense Group, nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Trung Quốc với giá 12,9 tỷ yên (113,6 triệu USD).
Cuối cùng, khi mọi sự đã lỡ, biện pháp được đưa ra chỉ là nỗ lực bán mình – để lại sự tiếc nuối đối với thương hiệu từng vang bóng một thời.