in ,

Lưu ý khi bị rệp cắn: Cách phòng và chữa

Nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, buồn nôn, nổi ban đỏ không biến mất sau 1-2 tuần), người bị cắn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hè là thời điểm các loại côn trùng xuất hiện nhiều nhất trong năm. Trong thời gian qua đã có nhiều bài cảnh báo về rệp (ダニ) xuất hiện trên các trang baito. Đặc biệt, do thói quen sinh hoạt tập thể của các bạn Việt Nam khi mới sang Nhật (dùng chung đồ, dùng đồ cũ …v.v) càng khiến cho rệp lây lan mạnh và khó bị tiêu diệt.
Rệp là loài côn trùng kí sinh hút máu người, màu nâu – đỏ, kích thước rất bé (khoảng 0.3 – 0.4mm). Rệp nhà thường trú ngụ trong khe tường, chăn đệm, ghế sofa…v.v

Xử trí khi bị rệp cắn: Nhìn chung, vết rệp cắn thường không độc, nhưng có thể gây mẩn ngứa, khó chịu. Khi bị cắn cần rửa xà phòng, bôi các loại thuốc trị côn trùng cắn để làm dịu cơn ngứa.

Nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, buồn nôn, nổi ban đỏ không biến mất sau 1-2 tuần), người bị cắn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Cách ngừa rệp: rệp khó có thể bi tiêu diệt hoàn toàn vì loài này sống dai, có thể không ăn trong nhiều tháng, chịu được nhiệt độ từ 0-60 độ C.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa rệp sinh trưởng bằng các biện pháp đơn giản sau:

-Cẩn thận khi mua đồ cũ: Khi mua đồ cũ cần kiểm tra và vệ sinh kĩ càng để tránh mang rệp vào nhà. Vứt bỏ các món đồ bị nghi nhiễm rệp.
-Giặt chăn mền, hút bụi thường xuyên. Việc hút bụi có thể giúp loại bỏ cả rệp và trứng của chúng
-Giữ nhà cửa khô ráo, thông thoáng: Rệp khó sinh trưởng trong môi trường có độ ẩm thấp.
-Dùng thuốc chống rệp: hóa chất đuổi rệp được gọi là ‘ダニよけ’ và được bán phổ biến ở hầu hết các siêu thị tại Nhật. Bạn có thể sử dụng chúng để xịt vào nơi rệp ở hoặc hòa chung với bột giặt để giặt gối mền v.v

Nguồn: Tổng hợp

Written by TAIHEN.VN

What do you think?

BA.5 lây lan và tình trạng suy giảm miễn dịch khiến corona bùng phát mạnh trở lại

Giá dầu ăn, đường,… tăng khiến người tiêu dùng kêu trời